Thiếu hụt acid folic ở phụ nữ mang thai sẽ dẫn đến hệ quả gì?

Ba mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu acid folic trong thực đơn để tránh tình trạng thiếu hụt acid folic

Muốn mẹ có một thai kỳ an toàn và bé yêu khỏe mạnh, dinh dưỡng đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng, trong đó có acid folic. Thiếu hụt acid folic khi mang thai sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân, hệ quả và biện pháp phòng ngừa tình trạng thiếu hụt acid folic trong thai kỳ.

1. Nguyên nhân thiếu hụt acid folic là gì?

Thiếu hụt acid folic có thể xảy ra vì nhiều lý do sau:

  • Lượng đưa vào cơ thể không đủ: Thường thấy ở những người suy dinh dưỡng hoặc không có chế độ ăn uống hợp lý.
  • Nhu cầu của cơ thể tăng cao: Trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, nhu cầu về acid folic sẽ gia tăng đáng kể.
  • Cơ thể hấp thu kém: Tình trạng này có thể xảy ra ở những phụ nữ mắc bệnh celiac hoặc đang sử dụng một số loại thuốc kháng sinh.

2. Hệ quả của việc thiếu acid folic với phụ nữ và thai nhi

Thiếu hụt acid folic có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng:

  • Đối với phụ nữ mang thai: Có nguy cơ sinh non và thiếu máu, tạo điều kiện cho hồng cầu to xuất hiện ở mẹ bầu.
  • Đối với thai nhi: Thiếu hụt acid folic có thể dẫn đến dị tật ống thần kinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của não bộ và cấu trúc tủy sống.

3. Giải pháp giúp các mẹ không thiếu hụt acid folic

Để hạn chế tình trạng thiếu hụt acid folic, ba mẹ nên tham khảo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO):

Đối tượng Liều lượng
Nam giới (trên 19 tuổi) 400 µg
Nữ giới (trên 19 tuổi) 400 µg
Phụ nữ mang thai 500-600 µg
Phụ nữ cho con bú 500 µg

Nguồn dinh dưỡng

  • Thực phẩm giàu acid folic: Ba mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm như thịt đỏ, lòng đỏ trứng gà, nước ép cà chua, rau xanh sẫm màu (súp lơ xanh, củ dền đỏ), các loại hạt và đậu để đảm bảo đủ lượng acid folic cần thiết.

Ba mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu acid folic trong thực đơn để tránh tình trạng thiếu hụt acid folicBa mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu acid folic trong thực đơn để tránh tình trạng thiếu hụt acid folic

  • Sử dụng thuốc bổ sung: WHO khuyến cáo bổ sung acid folic trước khi mang thai khoảng 3 tháng hoặc ít nhất là 1 tháng. Chính vì vậy, ba mẹ nên đi khám tiền sinh sản và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Khi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về dinh dưỡng và y tế, ba mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Chúc các ba mẹ và bé yêu luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng cùng các cộng sự.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *