Tìm hiểu và phân tích văn bản “Hãy cảm nhận và đọc” lớp 7

Huỳnh Như Phương - Tác giả cuốn sách Hãy cảm nhận và đọc

Văn bản “Hãy cảm nhận và đọc” là một tác phẩm sâu sắc nơi mà giáo viên và học sinh có thể tìm thấy nhiều kiến thức quý báu. Các bạn sẽ được khuyến khích phát triển tư duy phản biện cùng khả năng cảm thụ văn học qua việc nghiên cứu bài học này.

I. Khái quát chung về văn bản “Hãy cảm nhận và đọc”

1. Tác giả Huỳnh Như Phương

Huỳnh Như Phương là một nhà giáo nổi tiếng trong ngành giáo dục, chuyên giảng dạy lý luận văn học tại Trường Đại học KHXH & NV – Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu mang lại giá trị cho người đọc về các lĩnh vực văn học khác nhau.

Huỳnh Như Phương - Tác giả cuốn sách Hãy cảm nhận và đọcHuỳnh Như Phương – Tác giả cuốn sách Hãy cảm nhận và đọcCác tác phẩm của ông không chỉ mang tính bác học mà còn gần gũi, dễ tiếp cận với bạn đọc.

Tác phẩm chính: Dẫn dắt vào tác phẩm văn chương (1986); Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008); Hãy cảm nhận và đọc (2016); Cảnh tượng và cái nhìn (2019).

2. Văn bản “Hãy cảm nhận và đọc” lớp 7

Văn bản “Hãy cảm nhận và đọc” được trích từ tác phẩm cùng tên, xuất bản bởi Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2016.

Văn bản này đem đến cho độc giả những suy ngẫm và trải nghiệm của tác giả qua nhiều năm giảng dạy, viết báo về văn hóa và nhận định của tác giả về các sự kiện nổi bật trong đời sống văn hóa.

Sách được chia làm hai phần: Hãy cảm nhận và đọc; Sách và người. Phần đầu gồm 27 bài viết về việc đọc sách cùng một số hiện tượng của xuất bản và tiếp nhận văn học. Phần sau gồm 34 bài viết về một số tác giả, tác phẩm văn học của tác giả Huỳnh Như Phương.

3. Bố cục văn bản “Hãy cảm nhận và đọc”

Phần Nội dung
1. Nêu vấn đề nghị luận Tương truyền rằng hồi còn trẻ, một lần Thánh Augustine…. Người đọc, không xem, không nghe cũng có thể “chết”, cái chết dân dã, êm ả, không dễ nhận ra: Câu chuyện về thành Augustine và tầm quan trọng của việc đọc sách.
2. Vấn đề nghị luận “Em hãy cảm nhận và đọc”…. Dẫu bằng cách nào, điều quan trọng là trí tuệ và tâm tư ta gần gũi với ngôn ngữ, những tiếng nói và chữ viết (cả sách nói và sách chữ nổi dành cho người khiếm thị) mà đánh thức những giá trị tinh thần: Khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại.
3. Kết thúc vấn đề Sách sinh ra không phải để được trưng bày… Xin hãy cảm nhận và đọc: Khẳng định lại thông điệp về việc đọc sách.

II. Soạn văn “Hãy cảm nhận và đọc” lớp 7

1. Vấn đề nghị luận

  • Mở bài: Câu chuyện về động lực đọc sách của thành Augustine.
  • Thân bài: Tất cả các đoạn đều nói về việc đọc sách.
  • Kết bài: Nhắc lại thông điệp về sách.

=> Vấn đề nghị luận: Bàn về việc đọc sách.

2. Đặc điểm tổ chức triển khai vấn đề nghị luận trong văn bản: “Hãy cảm nhận và đọc”.

2.1. Hình thức

Văn bản “Hãy cảm nhận và đọc” thể hiện dưới dạng một bài viết thông thường nhưng có sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, biểu cảm. Cách kết hợp với các yếu tố biểu đạt khác giúp cho bài viết hay hơn, hấp dẫn hơn.

2.2. Nêu vấn đề nghị luận

Tác giả không trực tiếp giới thiệu vấn đề một cách trực tiếp mà nêu vấn đề một cách gián tiếp: Sau khi kể mang tính chất huyền bí về thành Augustine rồi nêu vấn đề nghị luận.

  • Tác giả kể lại một câu chuyện mang tính chất huyền bí, chứa xác minh về thành Augustine – nhân vật vĩ đại và triết học lớn ở Châu Âu thời trung đại nhưng lại ảnh hưởng lớn đến thế giới hiện nay khi câu nói xuất hiện trong giấc mơ và làm động lực cho nhân vật trong câu chuyện. Câu nói này đã trở thành câu nói khắc ghi hiện nay.

  • Từ câu nói trong câu chuyện, tác giả dẫn dắt vào vấn đề: “Hãy cảm nhận và đọc” trở thành lời mời gửi gắm đến người đọc – Hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách. Đây là thông điệp mà tác giả gửi đến người đọc.

=> Các giới thiệu vấn đề vừa hấp dẫn, vừa rõ ràng.

2.3. Cách triển khai vấn đề nghị luận

Đưa ra các ý kiến bàn luận về vấn đề “đọc sách”:

* Ý kiến 1: Vai trò của việc đọc sách đối với đời sống tinh thần của con người: Đọc là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần.

  • Và sau đó là làm rõ vai trò bằng cách sử dụng hệ thống lý lẽ, bằng chứng:

    • Lý lẽ: Người tuyệt thực không ăn uống có thể chết; Người không được, không xem, không nghe cũng có thể “chết”, cái chết dân dã, êm ả, không dễ nhận ra.

    => Làm rõ vai trò bằng cách liên tưởng việc đọc giống như nạp năng lượng đối với con người. Nếu không được, không nghe, không xem thì sẽ “chết” một cái chết dân dã, êm ả, không dễ nhận ra. Điều này hoàn toàn đúng đắn.

    • Bằng chứng: Lời nói của thầy, lời nói của cha mẹ, lời chia sẻ của người bạn – Bằng chứng đa dạng, phong phú thể hiện sự quan tâm của những người có trách nhiệm, yêu thương bản thân mình thực sự.
  • Nghệ thuật lập luận: Sử dụng nghệ thuật so sánh liên tưởng, điệp cấu trúc câu để làm nổi bật vấn đề, vừa tạo sự liên kết giữa nhân mạnh ý.

* Ý kiến 2: Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người:

  • Sử dụng hệ thống lý lẽ, bằng chứng:

    • Lý lẽ: về ý nghĩa, vai trò của con chữ: Chữ hai hầm chứa văn hóa của một dân tộc; chữ kích thích trí tưởng của người đọc, không bị cô định hóa trong một khuôn khổ, hình thức nào; Chữ gợi lên những tư duy hối hả, hàm hồ hay phân biệt; Chữ là cầu nối những thế hệ cách xa nhau trong lịch sử, những không gian văn hóa khác nhau, những tâm lòng chưa thông hiểu nhau, thậm chí còn nghi kỵ nhau.

    • Bằng chứng: Mỗi cuốn sách là giấy mục như nhưng chứa cả thế giới; nhờ đọc sách mà người ta hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình; đọc mỗi cuốn sách hay người ta sẽ bị cuốn vào nội say mê, niềm khoái cảm…

  • Khẳng định: cho dù thay đổi đọc bằng nhìn, nghe sách nhưng đọc vẫn là nhu cầu không thể thiếu của con người.

  • Nghệ thuật lập luận: Sử dụng thành công các phép liên kết: lập (chữ, đọc sách, cuốn sách…), nối (như); so sánh, đối chiếu, phân để, liệt kê… nhằm làm nổi bật vấn đề, tạo sự liên kết đồng thời.

* Ý kiến 3: Ý kiến về giải pháp cho tình trạng xuống cấp của văn hóa đọc:

Theo tác giả cần hai điều kiện để phát triển văn hóa đọc đang ngày càng sa sút hiện nay. Đó là người đọc và sách. Người đọc thì cần ham đọc sách, còn sách cũng phải giữ giá trị và ý nghĩa. Thiếu một trong hai điều kiện này, tình trạng sa sút của văn hóa đọc khó cải thiện được.

Ý kiến của tác giả rất hợp lý, bởi vì việc phát triển ý thức của mỗi người đọc là điều quan trọng, người đọc cần hình thành ý thức đọc sách để tiếp thu những bài học trong cuộc sống. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có rất nhiều cuốn sách không chất lượng, ý nghĩa, làm xấu đi bộ mặt của những cuốn sách chân chính. Chính vì vậy cả người đọc và sách đều cần là “bộ mặt” tốt nhất để kích thích nhau cùng phát triển.

→ Ý kiến chân thành, xuất phát từ trái tim của một người yêu sách, quan điểm, thái độ của người viết:

Quan điểm rõ ràng, thái độ dữ dội khẳng định vai trò của việc đọc và cách giải quyết khi văn hóa đọc đang rất đáng báo động.

Cách nhìn nhận đa dạng, đa chiều. Lời văn tha thiết, bày tỏ thái độ lo lắng trước thực trạng đọc sách của con người hiện nay.

2.4. Khẳng định vấn đề nghị luận

– Khẳng định vấn đề và rút ra bài học

Để khẳng định vấn đề tác giả đã nhắc lại thông điệp về việc đọc sách: Sách sinh ra không phải để được trưng bày, khoe khoang hay làm dáng. Sách cũng không nên trở thành một cái vật rẻo phong. Sách là để “lần giở trước đèn”. Xin hãy cảm nhận và đọc.

– Kết thúc hùng hồn với phần giới thiệu vấn đề

Đặc biệt: Bổ sung thêm từ “xin” vào cảm động từ “hãy cảm nhận và đọc” để tạo nên sự khẩn thiết, nhấn mạnh ý kiến.

3. Tổng kết

3.1. Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản

3.1.1. Nghệ thuật

– Văn bản được tổ chức một cách vừa truyền thống vừa sáng tạo: dưới hình thức là một bài viết thông thường có sự kết hợp hợp lý với yếu tố tự sự.

– Hệ thống luận điểm rõ ràng, lý lẽ sắc sảo, bằng chứng toàn diện, thuyết phục.

– Diễn đạt uyển chuyển, tự nhiên, mạch lạc.

3.1.2. Nội dung

Văn bản đã thể hiện quan điểm của tác giả về nhu cầu và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với đời sống con người, cách chọn sách, cách đọc, biện pháp khắc phục sự xuống cấp của văn hóa đọc… Bên cạnh đó, bài viết còn truyền cảm hứng, kêu gọi mọi người yêu sách hơn, đọc sách để giữ vững văn hóa, mở mang tri thức.

3.2. Liên hệ vấn đề được đề cập đến cuộc sống thực tiễn của cá nhân

Đọc sách có vai trò rất quan trọng đối với mỗi con người. Đọc sách nuôi dưỡng đời sống tinh thần mỗi người. Đọc sách là nhu cầu tất yếu. Khi đọc sách người đọc được mở mang trí tuệ, làm giàu cảm xúc, khám phá tự nhiên và xã hội, hiểu biết về con người và bản thân, từ đó con người sẽ trưởng thành hơn. Đọc sách là một kiểu trải nghiệm.

Muốn có được trải nghiệm tốt nhất, điều quan trọng là mỗi cá nhân tự mình cầm sách lên đọc, đọc và suy ngẫm. Đó là cách làm tốt nhất.

4. So sánh hai văn bản Tấm Bảng Đồ Dẫn Đường và Hãy cảm nhận và đọc

4.1. Giống nhau

– Cùng là văn bản nghị luận về vấn đề đọc sách.

– Cùng chủ đề: Tôn trọng sự khác biệt và cách thể hiện sự khác biệt.

4.2. Khác nhau

Sự khác nhau giữa hai văn bản Bản Đồ Dẫn Đường và Hãy cảm nhận và đọc Trên đây là Soạn văn Hãy cảm nhận và đọc lớp 7 cực chi tiết để các em tham khảo. Hy vọng nó sẽ giúp các em chuẩn bị bài thật tốt cũng như đạt điểm cao môn Ngữ Văn trên lớp.

Kiến thức và Soạn văn Hãy cảm nhận và đọc lớp 7 được triển khai cực chi tiết và dễ hiểu trong cuốn Làm chủ kiến thức Ngữ Văn 7 bằng sơ đồ tư duy – Tập 2. Các em có thể mua sách để tham khảo thêm nội dung này và các bài soạn văn khác nhé!

Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1HHJj1SClb8fhsj45K_nDXKIgBgnr5AAD/view

Tkbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo cho học sinh hàng đầu tại Việt Nam.

Tkbooks.vn

Số điện thoại gửi email: 0349541038

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *