Dư mua và dư bán là một khái niệm quan trọng mà bất kỳ ai tham gia vào thị trường chứng khoán đều cần phải hiểu rõ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư mà còn ảnh hưởng đến chiến lược giao dịch của mỗi nhà đầu tư. Vậy dư mua dư bán là gì và nó có ý nghĩa như thế nào trong thị trường chứng khoán? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Dư Mua Dư Bán Là Gì?
Dư Mua Dư Bán Là Gì?
Dư mua và dư bán là chỉ số phản ánh tổng thể lượng cổ phiếu đang chờ được giao dịch trên bảng giá chứng khoán. Cụ thể, khi một nhà đầu tư đặt lệnh mua hoặc bán, không phải lúc nào cũng có sự khớp lệnh ngay lập tức. Giao dịch chỉ diễn ra khi mức giá đặt mua bằng hoặc lớn hơn mức giá chào bán. Do đó, có thể có những trường hợp dư bán hoặc dư mua chưa được thực hiện do không đáp ứng đủ điều kiện khớp lệnh.
Bảng giá chỉ hiển thị 03 mức giá tốt nhất được đặt mua hay chào bán. Tuy nhiên, vẫn có những mức giá khác mà nhà đầu tư muốn giao dịch nhưng chưa đạt được yêu cầu nào. Lượng cổ phiếu chưa được giao dịch sẽ được hiển thị tại cổ phiếu đó. Cụ thể:
- Dư Bán thể hiện lượng cổ phiếu đang được chào bán mà chưa có người mua phù hợp.
- Dư Mua thể hiện lượng cổ phiếu đang có người đặt mua nhưng chưa có người bán tương ứng.
Khi kết thúc một phiên giao dịch, số hiển thị tại cột dư mua, dư bán sẽ phản ánh lượng cổ phiếu không được giao dịch trong ngày.
Cột dư mua và dư bán được hiển thị trên bảng giá của sàn UPCOM và HNX, nơi mà hai sàn này sử dụng công nghệ hiện đại để thực hiện giao dịch.
Dư Mua Dư Bán Phản Ánh Điều Gì?
Dư Mua Dư Bán Phản Ánh Điều Gì?
Bên cạnh khối lượng được giao dịch, dư mua dư bán còn là chỉ số để thể hiện mức độ thanh khoản của cổ phiếu. Mỗi một mã cổ phiếu dư quá nhiều sẽ phản ánh lượng cung – cầu không cân bằng. Nếu dư bán nhiều hơn dư mua có nghĩa là cổ phiếu đang bị áp lực giá xuống, ngược lại nếu dư mua nhiều hơn dư bán cho thấy lượng cầu của cổ phiếu đó đang rất lớn. Rất có thể cổ phiếu sẽ tăng giá trong khoảng thời gian tới.
Các Thuật Ngữ và Những Ký Hiệu Khác
1. Mã Chứng Khoán (Mã CK)
Là danh sách chứng khoán được niêm yết trên thị trường. Mỗi công ty sẽ có một mã số duy nhất được cấp bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).
Ví dụ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) có mã VNM, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có mã BID.
2. Giá Tham Chiếu (TC) Hay Giá Đóng Cửa Gần Nhất
Là giá đóng cửa của một phiên giao dịch gần nhất trước đó. Giá này thường được sử dụng để tính giá sàn và giá trần.
3. Giá Trần (Trần) Hay Giá Tím
Giá cao nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán trong một ngày giao dịch. Giá này sẽ được hiện thị bằng màu tím.
4. Giá Sàn (Sàn) Hay Giá Xanh Lam
Giá thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán trong một ngày giao dịch. Giá này sẽ được hiện thị bằng màu xanh lam.
5. Giá Xanh
Là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá trần.
6. Giá Đỏ
Là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải là giá sàn.
7. Tổng Khối Lượng Khớp (Tổng KL)
Là tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch trong một ngày, và là chỉ số thể hiện tính thanh khoản của cổ phiếu.
8. Bên Mua
Trên bảng giá có 03 cột chỉ các mức giá mua. Mỗi cột bao gồm: giá mua và khối lượng mua (KL) được sắp xếp theo các thứ tự ưu tiên.
9. Bên Bán
Trên bảng giá có 03 cột chỉ các mức giá bán. Mỗi cột bao gồm: giá bán và khối lượng bán được sắp xếp theo các thứ tự ưu tiên.
10. Khớp Lệnh
Khớp Lệnh
Là việc người mua chấp nhận mua với mức giá bán mà người bán đang chào bán. Trong cột này có 03 yếu tố:
- Cột “Giá”: giá khớp trong phiên hay vào cuối ngày.
- Cột “KL”: Khối lượng cổ phiếu được khớp tương ứng với giá khớp lệnh.
- Cột “+/-”: là giá thay đổi so với giá tham chiếu.
11. Giá Cao Nhất
Là giá khớp lệnh tại mức cao nhất của phiên.
12. Giá Thấp Nhất
Là giá khớp tại mức thấp nhất trong phiên giao dịch.
13. Giá Trung Bình
Được tính theo giá trị trung bình giữa giá cao nhất và giá thấp nhất.
14. Cột Dư Mua/Dư Bán
Tại phiên Khớp liên tục: Quá mua/quá bán thể hiện khối lượng cổ phiếu đang chờ được khớp.
15. Khối Lượng Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Mua/Bán
Là khối lượng cổ phiếu giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài trong một ngày giao dịch.
16. Các Chỉ Số Thị Trường
- VN-Index: Là chỉ số phản ánh xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu trên sàn HOSE.
- HNX-Index: Chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá của tất cả các cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên HNX.
17. Định Giá, Bước Giá Cổ Phiếu
Định giá cổ phiếu phụ thuộc vào quy định của Luật Chứng khoán Việt Nam.
18. Đặt Lệnh Mua Hoặc Bán Hay Hủy Lệnh
Chỉ có hiệu lực trong ngày giao dịch, vào cuối ngày tất cả các lệnh sẽ tự động bị hủy.
19. Lệnh ATC, ATO
Lệnh ATC, ATO là khớp lệnh tại mức giá đã xác định. Lệnh ATO được thực hiện vào đầu phiên, trong khi lệnh ATC được thực hiện vào cuối phiên.
Kết Luận
Bài viết này đã chia sẻ những kiến thức cơ bản về dư mua dư bán trong chứng khoán. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu được dư mua dư bán là gì và ý nghĩa của chúng. Chúc tất cả nhà đầu tư giao dịch thành công!
FTV – Đơn Vị Tư Vấn Đầu Tư Chứng Khoán, Hàng Hóa Phái Sinh Hàng Đầu Tại Việt Nam
ftv
Nếu bạn đang muốn bước chân vào thị trường chứng khoán nhưng chưa có kinh nghiệm, hãy liên hệ ngay đến FTV – Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV. Tại đây, bạn sẽ được tư vấn về cách đầu tư hiệu quả và phòng ngừa rủi ro từ các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán.
Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn nhanh chóng, vui lòng liên hệ ngay với FTV qua số HOTLINE 0983 668 883.
Xem thêm:
Để lại một bình luận