Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5

Bài đọc trong đề thi thử số 1

Kết nối tri thức kèm file PDF dưới đây sẽ cung cấp cho các em một số đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt để các em ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng sắp tới.

Mời các em tham khảo!

Đề thi giữa kì 1 số 1

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Bài đọc trong đề thi thử số 1Bài đọc trong đề thi thử số 1

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Lúc đầu, cành nho tự tin dựa vào ai?

A. Dựa vào sức gió

B. Dựa vào cành nho khác

C. Dựa vào nước khoáng trong lòng đất

D. Dựa vào sức mạnh của chính mình

Câu 2. Điều gì đã khiến cành nho nhỏ cảm thấy đuối sức?

A. Nắng gay gắt

B. Mưa bão lớn

C. Hạn hán

D. Ngập lụt

Câu 3. Cành nho khác đã giúp đỡ cành nho nhỏ bằng cách nào?

A. Nhờ cành nho khác giúp đỡ

B. Khuyên cành nho nhỏ kia hãy tự vươn mình đối diện với gió bão

C. Khuyên cành nho nhỏ kia nằm lấy tay, quấn những sợi tua để vượt qua gió bão

D. Khuyên cành nho nhỏ kia trốn đi

Câu 4. Trước lời động viên giúp đỡ của cành nho khác, cành nho nhỏ đã làm gì?

A. Mặc kệ, tự vươn mình đối diện với khó khăn

B. Tự chối và cảm ơn cành nho đó

C. Cành nho do dự trước lời động viên ấy

D. Cành nho do dự nhìn cành nho kia với vẻ dè dặt và hoài nghi

Câu 5. Các đại từ xưng hô có trong bài đọc là gì?

A. nó, bạn, tôi, chúng

B. tôi, chúng nó, bạn

C. cành nho kia, tôi,

D. chúng, tôi,

Câu 6. Tìm 2 – 3 cặp từ đồng nghĩa có trong bài đọc trên.

Câu 7. Theo em câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Em hãy viết bài kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật.

>>> Tải đề thi dưới dạng PDF miễn phí tại đây!

Đề thi giữa kì 1 số 2

PHẦN 1. ĐỌC (10 điểm)

A. ĐỌC THÀNH TIẾNG (2 điểm)

Học sinh đọc thầm một bài và trả lời câu hỏi tương ứng với nội dung bài đọc.

Phiếu 01: Tết Trung thu

Tết Trung thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hàng năm, đây là ngày Tết của trẻ em. Trẻ em thường trông đợi ngày này vì thường được người lớn tặng đèn ông sao, đèn cá chép, đèn kéo quân, mít náng và ăn bánh trung thu, bánh dẻo.

Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống lâu đời tại Việt Nam, nên có rất nhiều cái tên khác nhau để gọi về ngày lễ này như: Tết Đoàn viên, Tết hoa đăng, Tết trông trăng, Tết Thiếu nhi,…

Câu hỏi: Trẻ em thường nhận được những món quà gì trong ngày Tết Trung thu?

Đáp án: Trẻ em thường được tặng đèn ông sao, đèn cá chép, đèn kéo quân, mít náng, bánh trung thu, và bánh dẻo.

Phiếu 02: Gia đình đoàn tụ đêm Trung thu

Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ hợp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ…

Cũng vào trong đêm trung thu, người ta thường mua bánh, trà, rượu để cùng tỏ tiễn, biểu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, hằng hạt, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu thể hiện lòng biết ơn tới ông bà cha mẹ và để người lớn thể hiện lòng san sóc lẫn nhau.

Câu hỏi: Tết Trung thu là dịp để con cháu thể hiện điều gì?

Đáp án: Tết Trung thu là dịp để con cháu thể hiện lòng biết ơn tới ông bà, cha mẹ và để mọi người thể hiện lòng yêu thương nhau.

Phiếu 03: Múa lân trong ngày tết Trung thu

Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa sư tử hay múa lân trong dịp Tết Trung thu.

Con Lân tượng trưng cho đêm trăng. Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung thu. Điệu hát Trống Quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát Trống Quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám.

Câu hỏi: Hát Trống Quân thường được thực hiện theo nhịp nào?

Đáp án: Hát Trống Quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.”

Phiếu 04: Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi lâu dài về nhiệt độ, thời tiết và lượng mưa trên Trái Đất, chủ yếu do hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng và ô nhiễm môi trường. Hậu quả của biến đổi khí hậu bao gồm băng tan, nước biển dâng, thời tiết khắc nghiệt hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người, động vật, hệ sinh thái. Các biện pháp như giảm khí thải, sử dụng năng lượng tái tạo và bảo vệ rừng rất quan trọng để ngăn chặn tình trạng này.

Câu hỏi: Hậu quả của biến đổi khí hậu là gì?

Đáp án: Hậu quả của biến đổi khí hậu bao gồm băng tan, nước biển dâng, thời tiết khắc nghiệt hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người, động vật và hệ sinh thái.

Phiếu 05: Hành động ngăn chặn biến đổi khí hậu

Để ngăn chặn biến đổi khí hậu, chúng ta cần thực hiện nhiều hành động thiết thực như giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chuyển sang năng lượng tái tạo (như năng lượng mặt trời, gió), trồng thêm cây xanh, bảo vệ rừng và tiết kiệm điện. Giảm rác thải nhựa, tái chế và sử dụng phương tiện giao thông công cộng cũng giúp giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường là chìa khóa để cùng nhau chống biến đổi khí hậu.

Câu hỏi: Tại sao nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng để ngăn chặn biến đổi khí hậu?

Đáp án: Sử dụng phương tiện giao thông công cộng giúp giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

B. Đọc hiểu (8 điểm)

I. Đọc thầm văn bản sau:

Biến đổi khí hậu đang biểu hiện là sự nóng lên toàn cầu và mức nước biển dâng đang tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI vì biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người.

1. Mức nước biển dâng lên.

Nhiệt độ ngày càng cao khiến mức nước biển đang dâng dần lên. Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương. Các núi băng và sông băng đang co lại. Những lãnh nguyên bao la từng được bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cửu giờ đây được cây cối bao phủ.

Bên cạnh đó, các bãi biển đang dần biến mất. Bãi biển ở Miami nằm trong số rất nhiều những khu vực khác trên thế giới đang bị đe dọa bởi nước biển dâng ngày càng cao. Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát, đo đạc và nhận thấy rõ rằng băng ở đảo băng Greenland đã mất đi một lượng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đảo quốc hay các quốc gia nằm ven biển.

Theo ước tính, nếu băng tiếp tục tan thì nước biển sẽ dâng thêm ít nhất 6 mét nữa vào năm 2100. Với mức này, phần lớn các đảo của Indonesia và nhiều thành phố ven biển khác sẽ hoàn toàn biến mất.

2. Các hệ sinh thái bị phá hủy

Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe.

Dưới tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan, số lượng các rạn san hô ngày càng có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy, các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng chịu những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại dương.

3. Mất đa dạng sinh học

Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa.

Sự mất mát này là do môi trường sống bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các sinh vật học nhân thấy đã có một số loài động vật di cư đến cùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp.

Ví dụ như loài cá ổng, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc Cực. Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mức nước biển dâng tăng càng khiến tới nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cối, động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi.

Theo Báo điện tử

B. Chọn câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu dưới đây:

Câu 1. (1 điểm) Biến đổi khí hậu là vấn đề:

A. Mức báo động trên toàn cầu.

B. Mức cảnh báo với các nhà khoa học.

C. Mức đẳng lo ngại với các quốc gia ven biển.

D. Biểu hiện chưa rõ với người dân sống ven biển.

Câu 2. (1 điểm) Biến đổi khí hậu đã gây ra những hiện tượng:

A. Mức nước biển dâng lên, hệ sinh thái bị phá hủy.

B. Mức nước biển dâng lên, hệ sinh thái bị phá hủy, mất đa dạng sinh học.

C. Hệ sinh thái bị phá hủy, mất đa dạng sinh học.

D. Không khí nóng dâng lên.

Câu 3. (0.5 điểm) Mức nước biển dâng lên chính là:

A. Định nghĩa cá nhân của biến đổi khí hậu.

B. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu.

C. Một số tác động của biến đổi khí hậu.

D. Mất đa dạng sinh học.

Câu 4. (1 điểm) Nêu một số tác động của biến đổi khí hậu và biểu hiện của chúng.

Tác động của biến đổi khí hậu Biểu hiện
1. Mức nước biển ngày càng dâng cao a. Phần lớn các đảo của Indonesia và nhiều thành phố ven biển khác sẽ hoàn toàn biến mất vào khoảng năm 2100.
2. Nhiệt độ ngày càng cao trên Trái Đất b. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050.
3. Phá hủy hệ sinh thái c. Các sông băng, biển băng tan chảy và tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương.
4. Mất đa dạng sinh học d. Các rạn san hô có xu hướng giảm.

Câu 5. (0.5 điểm) Khi nghiên cứu, các nhà khoa học nhận ra rằng loài cá ống đã thay đổi môi trường sống của chúng từ Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực. Điều đó thể hiện tác động gì của biến đổi khí hậu?

Câu 6. (1 điểm) Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ trái đất, bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Hãy chia sẻ một vài thói quen tốt mà em đã thực hiện để bảo vệ môi trường bằng đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu.

Câu 7. (0.5 điểm) Xác định đại từ trong đoạn văn sau. Đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào?

“Ví dụ như loài cá ống, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc Cực.”

Đại từ đó là: …………………………………………………………………………

Đại từ đó thay thế cho từ ………………………………………………………………………..

Câu 8. (0.5 điểm) Chọn đại từ thay thế thích hợp để điền vào chỗ trống:

(đó, ấy, thế, vậy)

a. “Phải đến thăm cô giáo ngay!”. Thoáng nghĩ ….., tôi liền chạy vào nhà lấy xe đạp.

b. “Con muốn làm bác sĩ.”. Mơ ước ….. cứ lớn dần lên trong tôi suốt những năm tháng tiểu học.

c. Trời nắng, cả bọn chúng tôi đều đã thăm một. Nhưng điều ….. không làm chúng tôi bớt cuộn.

d. Tôi yêu con sông vì nhiều lắm, trong … có một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất – … là những cánh buồm. (Bằng Sơn).

Câu 9. (1 điểm) Khoanh vào từ KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại:

a. Tàu, thuyền, ghe, mùng, biển

b. Siêng năng, chăm chỉ, nằng nề, cần cù, chịu khó

c. Yên bình, yên tĩnh, thanh bình, bình yên, bình tĩnh

Câu 10. (1 điểm) Đặt câu phân biệt các nghĩa của từ “đầu”:

a. Đầu với nghĩa “một bộ phận trên cơ thể”.

b. Đầu với nghĩa “vị trí (thời điểm) thứ nhất, trên hoặc trước tất cả những vị trí (thời điểm khác)”. (lần đầu, bận đầu, lá cờ đầu…)

Hy vọng bộ đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 kết nối tri thức kèm file PDF ở trên sẽ giúp các em hoàn thành thật tốt bài thi Tiếng Việt giữa kì 1 và đạt điểm số thật cao.

Tkbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo lớp 5 hàng đầu tại Việt Nam!

Tkbooks.vn

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *