1. Sáng Kiến Đưa Máy Tính Điện Tử Đầu Tiên Về Việt Nam
Vào thập niên 1960, khi đất nước vẫn chìm trong chiến tranh, nguồn lực quốc gia chủ yếu tập trung cho mặt trận. Tuy nhiên, GS. Tạ Quang Bửu – lúc đó là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, vẫn không quên xây dựng đội ngũ nhân lực cho ngành Khoa học Công nghệ – Thông tin của Việt Nam.
Dưới sự sáng kiến của ông, Việt Nam bắt đầu xây dựng ngành máy tính điện tử bằng cách nhập máy tính Minsk-22 từ Liên Xô. Chiếc máy tính điện tử đầu tiên này được đặt tại tầng 1 số nhà 39 Trần Hưng Đạo, trụ sở của Bộ Khoa học Công nghệ, để tiện lợi cho việc khai thác và bảo trì.
Giáo sư Tạ Quang Bửu cùng thành viên Hội đồng Chính phủ
Trước khi chiếc Minsk-22 về Việt Nam, GS. Tạ Quang Bửu đã cử một nhóm gồm 9 thực tập sinh từ các trường đại học và quân đội sang Liên Xô học tập để chuẩn bị cho việc lắp đặt và vận hành máy tính. Đến cuối năm 1967, chiếc máy tính điện tử đầu tiên đã đến Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển ngành Công nghệ Thông tin của quốc gia.
2. Vị Bộ Trưởng Lỗi Lạc, “Cầu Nối Khoa Học Công Nghệ Thế Giới Với Việt Nam”
Trong suốt cuộc đời cống hiến cho đất nước, GS. Tạ Quang Bửu đã viết nhiều cuốn sách như “Sống”, “Về các cấu trúc Bourbaki”, “Nguyên tử – Hạt nhân – Vũ trụ tuyến”, và “Đại số các toán tử”. Những tác phẩm này giúp các nhà khoa học trong nước tiếp cận với kiến thức và lý thuyết khoa học tiên tiến từ các quốc gia phát triển.
Ông luôn đặt trọng tâm vào việc đào tạo bài bản, tăng cường tiềm lực khoa học cho sinh viên và cán bộ trong ngành. Ông chủ trương sáng tạo, học hỏi để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của khoa học, chứ không chỉ sao chép nguyên xi từ các tài liệu nước ngoài.
GS. Tạ Quang Bửu chụp ảnh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
GS. Nguyễn Xiển từng nhận xét về ông tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 1948: “Với những người mở đường như ông Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm, chắc chắn nước ta sẽ có hàng trăm nhà toán học tài năng không kém các nước”.
Ngoài tài năng về khoa học, GS. Tạ Quang Bửu còn sử dụng thành thạo các ngoại ngữ như Pháp, Anh, Đức, và có thể đọc hiểu tiếng Nga, tiếng Trung. Ông đã nhiều lần mời các nhà toán học đạt giải Fields như Laurent Schwartz, Alexandre Grothendieck đến Việt Nam giảng dạy. Ông cũng đưa ra chủ trương mở các lớp phổ thông chuyên toán và đưa học sinh Việt Nam dự thi các cuộc thi Olympic Toán học Quốc tế từ năm 1974.
Với những cống hiến không ngừng, GS. Tạ Quang Bửu đã nhận nhiều giải thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, bao gồm Huân chương Độc lập Hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Công nghệ. Tên ông được đặt cho giải thưởng về Khoa học Công nghệ Thông tin lớn nhất Việt Nam – Giải thưởng Tạ Quang Bửu.
Kết Luận
GS. Tạ Quang Bửu là một biểu tượng của sự kiên cường và tài năng trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ Thông tin của Việt Nam. Những sáng kiến và cống hiến của ông không chỉ đặt nền móng cho ngành CNTT mà còn góp phần vào việc phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho quốc gia. Các quý độc giả hãy tiếp tục học hỏi và cống hiến như GS. Tạ Quang Bửu, để cùng xây dựng và phát triển ngành CNTT nước nhà bền vững và vững mạnh.
Hảy tham khảo thêm các tài liệu và bài viết hữu ích khác dưới đây:
- Tự động hóa thông minh trong lĩnh vực ngân hàng
- Xu hướng học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Báo cáo việc làm và mức lương ngành Công nghệ Thông tin năm 2024
- Khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không?
Để lại một bình luận